HỌC TIẾNG ANH BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Bạn đang băn khoăn không biết bắt đầu học tiếng Anh từ đâu? Hy vọng vài dòng chia sẻ này sẽ có ích cho bạn.
MỤC TIÊU CỦA VIỆC HỌC TIẾNG ANH:
Giao tiếp tốt với người bản xứ
Đọc sách, xem phim và các kênh truyền hình tiếng Anh mà có thể hiểu hoàn toàn nội dung chính.
Mục tiêu lớn nhất sau này đọc và hiểu tri thức của nhân loại.
Cuộc đời rất ngắn do đó theo mình việc học tiếng Anh nên là dễ dàng với tất cả mọi người.
Vậy học tiếng Anh bắt đầu từ đâu? Có lẽ đây là câu hỏi phổ biến của rất nhiều người.
Sau đây là chia sẻ của mình:
Bạn hãy bắt đầu từ những thứ mình thực sự yêu thích như xem phim, nghe audio book, đọc truyện, nghe nhạc... Tuy nhiên hãy kiên nhẫn và từ từ tiếp cận với những tài liệu dễ trước. Hãy chọn tài liệu phù hợp với trình độ của bạn. Sau đó mới sử dụng tới các tài liệu nâng cao hơn. Thêm vào đó, tránh học ngữ pháp quá nhiều vì nếu bạn chỉ tập trung học ngữ pháp sẽ rất dễ dẫn đến chán nản.
Nếu bạn muốn nói tốt hãy tập trung vào nghe thật nhiều.
Nếu bạn muốn viết tốt hãy tập trung vào đọc thật nhiều.
OK bây giờ mình đi vào chi tiết lộ trình của việc học tiếng Anh:
1. PRONUNCIATION (HỌC PHÁT ÂM)
Chỉ cần học 2 tài liệu phát âm sau đây là đủ:
Pronunciation Workshop
Mastering the American Accent
2. LISTENING (HỌC NGHE)
Tài liệu nghe thực sự có rất rất nhiều trên mạng. Bạn có thể lựa chọn nghe theo giáo trình tiếng Anh của Oxford và Cambridge hoặc nghe bất cứ thứ gì mà bạn thích.
Miễn làm sao phải nghe đúng trình độ và hãy luôn nhớ:
Nghe nhiều lặp đi lặp lại (Repetition) kết hợp với việc đọc phụ đề bằng mắt sau đó thực hành nói lại.
Visual (Hình ảnh) & Audio (Âm thanh) & Emotion (Cảm xúc) sẽ giúp bạn nhớ rất lâu.
3. VOCABULARY (HỌC TỪ MỚI)
Khi học từ mới luôn nhớ rằng phải học từ ở trong ngữ cảnh có thể hiểu được. Không học từ riêng lẻ mà nên học cả câu.
Học từ mới không chỉ học nghĩa mà còn phải chú ý xem từ đó được phát âm thế nào? Nếu không biết thì tra từ điển.
Nên có một cuốn sổ nhỏ để ghi chép hoặc sử dụng Notes trong điện thoại.
4. SPEAKING (HỌC NÓI)
Các học tốt nhất là nghe nhiều lặp đi lặp lại (Repetition) sau đó thực hành bằng cách NÓI theo.
Bạn nên ghi âm lại để theo dõi sự tiến bộ của bản thân mình.
5. READING AND WRITING (HỌC ĐỌC VÀ VIẾT)
- Đọc truyện, đọc sách báo bằng tiếng Anh.
- Đọc truyện tranh sẽ là rất tốt nếu bạn có sở thích đọc truyện.
- Hãy cứ đọc tất cả những gì mình thích sẽ là phương pháp học nhanh nhất.
Đọc nhiều bạn sẽ nhớ được rất nhiều cụm từ bằng tiếng Anh do đó sẽ rất thuận lợi cho kỹ năng viết sau này.
6. NEVER GIVE UP – ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC
- Hãy nhớ rằng nếu bạn không tự giúp bạn thì chẳng ai có thể giúp bạn được hết. Đừng đổ lỗi cho ai khác về sự tiến bộ của chính bản thân mình.
- Trong mỗi con người chúng ta có luôn có sức mạnh tiềm tàng. Chỉ cần bạn tin và đủ quyết tâm là bạn có thể làm được thì nhất định bạn sẽ làm được.
- Hãy học một cách đều đặn, mỗi ngày học một chút thôi còn tốt hơn là học cấp tốc rồi lại bỏ giữa chừng. Hãy kỷ luật với chính bạn thì nhất định bạn sẽ thành công.
Khoa học đã chứng minh rằng để giỏi một lĩnh vực nào đó cần ít nhất 10.000 giờ thực hành. Do đó bạn phải hành động ngay. Mỗi ngày hãy cố gắng bỏ ra ít nhất 1 tiếng cho tiếng Anh. Nếu bạn làm được điều này trong 30 ngày liên tục nó sẽ tự trở thành thói quen tốt. Và sau đó hãy tiếp tục thực hiện thói quen tốt này trong 1-3 năm thì mình tin bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra ở trên.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tùy vào sở thích của mình mà bạn có thể chọn học tiếng Anh theo giọng Anh-Mỹ, Anh-Anh hoặc Anh-Úc. Bạn lựa chọn tài liệu sao cho phù hợp với trình độ của mình. Các website của VOA, BBC và ABC đã chia rất rõ trình độ: Beginning Level, Intermediate Level, Advanced Level.
1. Anh-Mỹ: VOA
https://learningenglish.voanews.com/
https://www.youtube.com/user/VOALearningEnglish
2. Anh-Anh: BBC
https://learnenglish.britishcouncil.org/skills
https://www.youtube.com/user/bbclearningenglish
3. Anh-Úc: ABC
https://www.abc.net.au/education/learn-english/video-courses/
https://www.youtube.com/user/ABCSplashTV/playlists